Ổ cứng laptop phát ra tiếng kêu phải làm sao?

Ổ cứng laptop sắp hỏng sẽ có nhiều biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên biểu hiện rõ ràng và thường xuyên nhất đó chính là ổ cứng kêu cạch cạch phát ra từ vị trí của ổ cứng trên laptop. Vậy ổ cứng laptop phát ra tiếng kêu nguyên nhân do đâu, xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.

Nội dung

Nguyên ổ cứng laptop kêu rè rè tạch tạch

Ổ cứng bị kêu tạch tạch là tình trạng phổ biến của những người đang sử dụng ổ cứng HDD. Với thiết kế bộ phận chuyển động cùng với sự hoạt động của trục quay đĩa, cần chuyển động và đầu đọc/ghi đôi khi lại có thể trục trặc. Ổ cứng phát ra tiếng kêu rẹt rẹt có thể là khi bạn khởi động lại laptop và khi chạy các ứng dụng hay là xóa file dữ liệu nặng hoặc khi các bạn tắt máy.

Nguyên nhân phát ra tiếng kêu đó là do phần firmware chứa thông tin về đầu đọc của ổ cứng hỏng và hệ điều khiển lại không kiểm soát việc di chuyển của đầu đọc, làm cho cánh tay cơ đầu đọc sẽ di chuyển liên tục từ vị trí chờ an toàn đến nơi xa nhất. Tại cả 2 điểm đó đều có cơ chặn để ngăn không cho đầu đọc được đi qua giới hạn nên cánh tay cơ va chạm với đầu đọc làm cho ổ cứng kêu rè rè.

Trong trường hợp phát hiện ra ổ cứng laptop kêu rè rè khi chạy thì bạn nên nhanh chóng sao chép dữ liệu càng nhanh càng tốt và chuẩn bị mua về chiếc ổ cứng mới. Nếu cứ cố tình dùng tiếp thì có thể đầu đọc sẽ văng ra khỏi vị trí và làm xước mặt đĩa. Việc cứu dữ liệu trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Các khắc phục ổ cứng máy tính kêu rẹt rẹt, cạch cạch

  • Bạn cần kiểm tra và cài đặt lại Win và Setup toàn bộ phần mềm nhằm loại bỏ virus và những file rác giúp cho laptop chạy nhanh hơn.
  • Ổ cứng phát ra tiếng kêu lạ cũng có thể do công suất hoạt động của RAM không tối đa. Vậy nên, đối với RAM bạn nên thường xuyên vệ sinh RAM và kiểm tra RAM có đáp ứng được nhu cầu của bạn không. Sau đó có thể điều chỉnh và nâng cấp RAM khi cần thiết.
  • Vệ sinh laptop định kỳ 3-6 tháng/lần để tránh tình trạng bụi bẩn ở các bộ phân bên trong, điển hình như ổ cứng. Điều này giúp bạn hạn chế được tình trạng ổ cứng kêu rẹc rẹc hoặc cạch cạch.

Nếu hiện tượng ổ cứng bị kêu khi hoạt động không được giải quyết sau khi vệ sinh thì có thể bộ phận đầu đọc bị hư hỏng, va chạm vào bề mặt đĩa. Trong trường hợp này bạn cần nhanh chóng sao lưu dữ liệu bởi vì ổ cứng của bạn có dấu hiệu bị hư hỏng bất kỳ lúc nào.

Sau đó, có thể nhờ đến kỹ thuật để kiểm tra và sửa chữa lỗi đầu đọc va chạm với bề mặt đĩa. Nếu vẫn không khắc phục được thì việc thay ổ cứng mới là lựa chọn đáng để cân nhắc.

Những lưu ý sử dụng ổ cứng bền và lâu

Để ổ cứng bền và sử dụng lâu, bạn nên sử dụng túi chống sốc cho máy tính khi di chuyển, tránh va chạm mạnh hoặc để rơi máy tính. Và đặt máy tính ở những nơi thông thoáng, tránh đặt trên các bề mặt nệm, lên đùi … và sau khi sử dụng xong bạn nên để máy nguội rồi hãy cất vào túi chống sốc để tránh quá nhiệt.

Mua ổ cứng tốt và bền ở đâu?

Để ổ cứng không xảy ra tình trạng xuất hiện tiếng kêu rè rè bạn nên cân nhắc mua sản phẩm tại những địa chỉ uy tín, có bảo hành zin chất lượng cao.

Hiện tại,Hiển Laptop đang cung cấp dòng ổ cứng zin chất lượng cao đến từ các hãng nổi tiếng như Samsung, Toshiba, WD.

Hy vọng sau bài viết này giúp bạn nắm được nguyên nhân cũng như cách sửa lỗi ổ cứng laptop phát ra tiếng kêu rẹt rẹt và lạch cạch. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Thông tin và địa chỉ liên hệ với Hiển Laptop

Sau hơn nhiều năm nỗ lực và phát triển, trung tâm Hiển Laptop đã hoàn thiện các dịch vụ sử chữa laptop dell zin chất lượng cao. Mang đến cho khách hàng một dịch vụ uy tín – chất lượng – nhanh chóng.

Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tại Hiển Laptop chúng tôi. Mọi thông tin cần tư vấn và giải đáp về linh kiện laptop, hỗ trợ phần cứng, phần mềm,…

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: 80/1 Đường số 3, P9, Gò Vấp, HCM

Mã số thuế: 8159513539 – Số ĐKKD: 41M8030231

Phòng KD: 0902.95.25.87

Mobile : 0902.95.25.87 – 0902.95.25.87

Email: hienlaptop@gmail.com

Thời gian làm việc:

Hoạt động : 8h30 – 18h30 (Nghỉ trưa 12h – 13h30)
Chủ nhật: 10h – 16h (Nghỉ trưa 12h – 13h30)