Cảm biến vân tay cho laptop có cần thiết không?

Công nghệ cảm biến vân tay được xem là tiêu chuẩn bảo mật cho smartphone hiện nay, vậy việc trang bị cảm biến vân tay cho laptop có cần thiết không mời xem bài viết sau.

Nội dung

Cảm biến vân tay cho laptop là gì? Cảm biến vân tay có cần thiết không?

Cảm biến vân tay đúng như tên gọi, nó sử dụng một loại cảm biến đặc biệt có khả năng đọc được vân tay tương đối chính xác. Khi sử dụng chức năng này người dùng buộc phải lưu lại một bản vân tay gốc để đối chiếu. Khi bạn quét vân tay, máy sẽ so sánh hình ảnh vân tay đang quét và vân tay gốc. Nếu giống nhau thì cho phép truy cập. Do hình dạng vân tay của mỗi người là khác nhau nên có thể dùng nó để kiểm tra truy cập một cách an toàn.

Ngày nay cảm biến vân tay được sử dụng rộng rãi trên nhiều thiết bị như hệ thống chấm công nhân viên, trên máy tính bảng, điện thoại, vòng đeo tay thông minh và cả laptop. Đây hứa hẹn là công nghệ bảo mật của tương lai, với khả năng thay thế hoàn toàn mật khẩu. Tiếp theo chúng ta cùng đánh giá sự cần thiết của cảm biến vân tay cho laptop ngay sau đây.

Cảm biến vân tay có cần thiết trên laptop không?

Hiện nay vấn đề bảo mật thông tin trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết đối với các cá nhân tổ chức và doanh nghiệp. Do đó việc trang bị cảm biến vân tay cho laptop rất cần thiết, nếu bạn cần bảo vệ dữ liệu được lưu trên laptop thì đây là một trong những biện pháp ngăn chặn truy cập trái phép và đánh cắp dữ liệu.

Bên cạnh việc bảo mật bằng cảm biến vân tay trên laptop, người dùng cũng nên sử dụng thêm các biện pháp bảo mật khác như sử dụng phần mềm mã hóa dữ liệu, bảo mật folder, xác minh 2 bước, ngắt kết nối mạng khi không sử dụng để tránh đột nhập từ xa. Như vậy bạn đã trả lời được câu hỏi cảm biến vân tay cho laptop có cần thiết không, mời xem ưu nhược điểm của nó ngay sau đây.

Ưu nhược điểm của việc tích hợp cảm biến vân tay cho laptop

Chúng ta dễ dàng tìm thấy công nghệ bảo mật bằng vân tay trên các smartphone trung cấp, cao cấp và dòng laptop dành cho doanh nhân hiện nay. Vậy ưu điểm và nhược điểm của chúng là gì cùng đánh giá nào.

Ưu điểm:

  • Tính tiện dụng: Thao tác nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.
  • Nâng cao khả năng bảo mật cho thiết bị
  • Tính đa năng: Cảm biến vân tay không chỉ thay thế cho việc mở khóa thiết bị mà còn hỗ trợ người dùng truy cập nhanh vào các trang web có tùy chọn quét vân tay.
  • Tính phổ biến: Tương lai công nghệ cảm biến vân tay sẽ được hỗ trợ tốt hơn, từ đó nhiều tính năng ứng dụng công nghệ này ra đời

Nhược điểm

Ngày nay nhiều công nghệ có khả năng làm giả vân tay người một cách tinh vi, khả năng bảo mật vân tay không còn an toàn tuyệt đối. Người dùng gặp phải những rủi ro bị mất thông tin hoặc tài sản… Do đó bên cạnh việc sử dụng vân tay, yếu tố xác thực 2 bước là cần thiết trên các thiết bị.

Cách sử dụng cảm biến vân tay trên laptop

Đối với vân tay dạng quét, cách sử dụng cảm biến vân tay trên laptop rất đơn giản, bạn chỉ cần đưa ngón tay lên bề mặt cảm biến vân tay và vuốt xuống theo chiều ngón tay. Khi đó cảm biến sẽ tự động nhận dạng vân tay và đem so sánh với vân tay gốc trước đó để xét duyệt xem bạn được phép truy cập hay không. Còn đối với Cảm biến vân tay cho laptop dạng một chạm bạn chỉ cần đặt ngón tay lên bề mặt cảm biến là xong. Dạng này ngày nay được sử dụng rộng rãi thay thế dần dạng quét trước đây.

Xem thêm =>>> Laptop Cũ Giá Rẻ 

Thông tin và địa chỉ liên hệ với Hiển Laptop

Sau hơn nhiều năm nỗ lực và phát triển, trung tâm Hiển Laptop đã hoàn thiện các dịch vụ sử chữa laptop dell zin chất lượng cao. Mang đến cho khách hàng một dịch vụ uy tín – chất lượng – nhanh chóng.

Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tại Hiển Laptop chúng tôi. Mọi thông tin cần tư vấn và giải đáp về linh kiện laptop, hỗ trợ phần cứng, phần mềm,…

Thông tin liên hệ
Email: hienlaptop@gmail.com
Liên Hệ: 0902.95.25.87 – 0902.95.25.87

Địa chỉ:
Địa chỉ: 80/1 Đường số 3, Phường 9, Quận Gò Vấp, TP.HCM
(308 Cây Trâm CŨ –  Nguyễn Văn Khối rẽ vào)
Thời gian làm việc:
Hoạt động : 8h30 – 18h30 (Nghỉ trưa 12h – 13h30)
Chủ nhật: 10h – 16h (Nghỉ trưa 12h – 13h30)
(Tất cả các ngày trong tuần, trừ ngày lễ, tết).