Những lỗi thông thường khi sử dụng Macbook

sửa bàn phím laptop macbook

Được đánh giá là một món hàng đắt giá trong các dòng các sản phẩm điện tử của ông hoàng Apple. Những chiếc MacBook luôn mang lại những trải nghiệm tuyệt vời cho người sở hữu chúng.

Mỗi sản phẩm thuộc dòng MacBook ra đời đều chứng tỏ mình là đối thủ đáng gờm của bất cứ sản phẩm điện tử nào khác trên thị trường. Sự hoàn hảo trong từng chi tiết nhỏ mang đến phong thái đĩnh đạc cho mỗi chiếc MacBook và sự đẳng cấp cho người sở hữu.

MacBook là một trong những dòng máy tính xách tay được yêu thích nhất hiện nay. Không chỉ có thiết kế đẹp, sang trọng, cấu hình mạnh, đa dạng tiện tích mà nó còn rất ít khi bị lỗi phần mềm hay trục trặc kĩ thuật khác.

Tuy nhiên, không có gì là hoàn hảo cả, đôi khi chiếc laptop này cũng gặp phải những lỗi nho nhỏ gây khó khăn trong quá trình sử dụng. Đừng lo, nếu bạn đang sở hữu một chiếc MacBook hãy nắm trong tay những lỗi và cách khắc phục khi sử dụng.

Lỗi MacBoook bị đơ, bị treo Táo

Đây là lỗi thường gặp nhất đối với người dùng MacBook, ai cũng bị ít nhất một lần trong quá trình sử dụng. Nguyên nhân khiến máy bị đơ là do: quá tải, lỗi RAM, lỗi cấu hình, lỗi ổ cứng, lỗi Win và lỗi Main. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề này, đừng nóng vội, hãy bình tĩnh làm theo các cách sau đây sẽ ok ngay mà không mất công mang ra quán sửa.

  • Khởi động lại máy MacBook. Đây là việc đầu tiên mà ai cũng làm khi máy bị đơ.
  • Sử dụng lệnh Force Quit từ Menu Apple. Nhấn Giữ phím Shift và Click chọn biểu tượng Menu Apple/Force Quit để tắt các ứng dụng bị đơ trên máy.
  • Sử dụng của sổ Force Quit Applications với các phím tắt Command + Option + Esc. Khi nhấn tổ hợp phím này, một cửa sổ Force Quit Applications hiện ra, bạn chỉ cần tắt các ứng dụng lỗi đi là được.
  • Tắt hết các ứng dụng đang chạy trên MacBook bằng Command + Option + Shift + Esc. Đây là cách nhanh nhất.
  • Nhấn tổ hợp phím Space bar + Command, rồi chọn Activity monitor để hiển thị danh sách các ứng dụng đang chạy. Sau đó, tìm các ứng dụng làm máy bị đơ và tắt nó đi. Xong!
  • Phương pháp cưới là cài lại Win và vệ sinh lại máy

Nếu đã thử hết 6 cách trên mà vẫn không được thì bạn phải mang máy đi bảo hành rồi vì có thể nó đã bị lỗi phần cứng, không thể tự sửa ở nhà được

sửa laptop macbook uy tín

Lỗi MacBook sạc không vào pin

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng MacBook không sạc được pin là do lỗi phần mềm không tương thích, CPU quá nóng, lỗi nguồn hay hỏng RAM. Để khắc phục lỗi này, bạn hãy giải phóng bớt bộ nhớ của máy, chuyển bớt dữ liệu sang thẻ nhớ. Nếu không được hãy thử hạ nhiệt cho máy xem sao.

Lỗi hết dung lượng bộ nhớ

Thiết bị nào thì cũng có một giới hạn dung lượng bộ nhớ nhất định, MacBook cũng vậy thôi. Khi bộ nhớ quá đầy sẽ làm máy bị đơ, không vào pin như đã nêu bên trên. Có 2 giải pháp cho vấn đề này: một là chuyển bớt dữ liệu sang bộ nhớ ngoài, hai là sử dụng các ứng dụng nhẹ hơn để giảm gánh nặng cho máy.

Lỗi kẹt phím, dính phím

Đây là tình trạng bàn phím gõ chữ được chữ không hay bị kẹt không gõ được phím. Bàn phím bị kẹt, không gõ được chữ

Đối với các dòng MacBook/ Pro/ Air năm 2015 trở về trước: Để đảm bảo an toàn bạn nên mang ra tiệm nhờ họ vệ sinh lại máy vì rất có thể bàn phím bị bám bụi, bám bẩn trong quá trình sử dụng. Đừng cố gắng tự làm sạch ở nhà, chẳng may gãy phím thì sẽ mất nhiều tiền hơn đấy.

Đối với MacBook Pro 2016 trở về sau: dòng máy này có nhiều trường hợp bàn phím quá dính không gõ được chữ. Bạn hãy mang ra trung tâm bảo hành nhờ họ thay bàn phím mới cho, nếu vẫn không có tác dụng gì thì bạn sẽ được đổi mới do lỗi nhà sản xuất.

Lỗi gây ổ đĩa chậm

Nguyên nhân sử dụng lâu ngày quá trình tải, xóa file , lưu trữ… gây phân mảnh ở đĩa, rác ân nhiều làm ổ đĩa chậm gây MacBook loading chậm. Đó là lỗi gây khó chịu nhất đối với người dùng vì nó khiến việc tải các file hay vào các chương trình rất chậm. Bạn có thể khắc phục bằng cách dồn đĩa với công cụ Smart Defrag. bad ổ cứng và cách khắc phục

Lỗi gây loa bị bên to bên nhỏ hoặc chỉ nghe được một bên

Cách fix lỗi này có thể giúp ích bạn : Bạn vào màn hình chính > System Preferences > Sound. Ở phần Output, chọn Internal Speaker > nhìn vào thanh Balance xem con chạy có nằm chính giữa hay không. Nếu nó bị lệch về một bên thì âm thanh cũng sẽ bị lệch theo. Bạn chỉnh nó vào lại chính giữa là xong.

 

Nếu không được, hãy kiểm tra nguồn nhạc, nguồn video bạn đang xem, khả năng cao là do nó chứ không phải do máy đâu. Còn nếu vẫn không được nữa thì khả năng loa bị hỏng là rất cao, hãy mang chiếc MacBook đến trung tâm bảo hành của Apple ngay nhé.

Lỗi gây màn hình bị xoay ngược

Lỗi này khiến nhiều người giật mình vì bỗng dưng màn hình bị đảo chiều mà không hiểu nguyên do tại sao. Lỗi này không có gì nghiêm trọng cả, có thể bạn đã vô tình chạm vào phím thiết lập chế độ màn hình trong lúc thao tác với bàn phím đấy. Sửa đơn giản lắm, nhấn Ctrl + Alt + mũi tên theo chiều mong muốn là xong.

Lỗi kết nối với máy in

Bạn là dân văn phòng hay có cái máy in cần in tài liệu gấp bỗng một ngày đẹp trời khi thấy MacBook không kết nối được với máy in, hãy kiểm tra kỹ lại xem máy đã bật nguồn chưa, dây cắm có bị lỏng không, xem xét lại kết nối một lần nữa. Nếu mọi thứ đều ổn thì hãy thực hiện lần lượt các cách sau đây.

Cũng có rất nhiều cách mình chỉ ra tạm 2 cách do mình cũng không am hiểu nhiều về máy in

Cách 1: Kiểm tra giấy in xem có đủ số lượng không, có để đúng vị trí không, có bị kẹt không.

Cách 2: Kiểm tra mực in: bạn hãy mở cửa sổ System Preferences, sau đó click chọn biểu tượng Printers & scanners và chọn máy in. Tiếp theo, chọn nút Options & Supplies, sau đó click chọn tab Supply Levels và máy tính của bạn sẽ hiển thị lượng mực in hiện có.

Lỗi máy khởi động lên là đơ

Khi gặp tình trạng này khả năng cao là con MacBook của bạn đang gặp vấn đề với NVRAM. Cách reset NVRAM như sau:

Shutdown máy hoàn toàn, có thể nhấn giữ nút nguồn để tắt > Nhấn nút nguồn để máy chạy lên lại > Ngay lúc đó, nhấn 4 phím Option + Command + P + R, giữ lâu > sau khoảng 20 giây thì bỏ tay ra, Mac sẽ khởi động lại.

Lỗi máy hiển thị logo trái táo rồi lại tự khởi động lại liên tục

Cách khắc phục duy nhất là cài lại hệ điều hành với sự hỗ trợ của Internet Recovery.

Cách kích hoạt Internet Recovery rất đơn giản: tắt hẳn máy tính đi, sau đó nhấn Option + Command + R. Bạn sẽ thấy một quả địa cầu xoay xoay . Khi đã vào bên trong, bạn sẽ thấy giao diện OS X Utilities, và có thể bạn sẽ được yêu cầu chọn mạng Wi-Fi muốn kết nối vào. Từ đây bạn có thể restore từ Time Machine hoặc cài mới lại hệ điều hành tùy ý muốn.

Riêng với lựa chọn cài lại macOS, Internet Recovery sẽ download bộ cài từ server Apple về nên sẽ mất ít lâu. Nếu mạng nhanh thì chỉ độ khoảng 10-20 phút là download xong, bắt đầu cài rồi nên nếu anh em phải dùng tới Internet Recovery thì nên lựa nơi nào có mạng nhanh một chút sẽ tốt hơn.

Lỗi máy bị lag do nhiệt độ cao

Tình trạng này có thể xảy ra do thiết bị sử dụng thời gian dài. Để xử lý vấn đề này, bạn cần làm sạch cửa thông gió để quá trình tản nhiệt không bị ảnh hưởng, giúp máy hoạt động hiệu quả hơn.

Lỗi Ổ cứng : Cách xử lý duy nhất là thay ổ cứng.

Hết bộ nhớ: Bất kỳ một thiết bị công nghệ nào đều có giới hạn về bộ nhớ lưu trữ. Nếu quá nhiều dữ liệu, hãy xóa bớt những dữ liệu không cần thiết để máy nhẹ hơn, hoạt động tốt hơn.

Lỗi Win: Lỗi Win có thể do nhiều nguyên nhân. Để kiểm tra tình trạng này, bạn chỉ cần tháo ổ cứng ra và sử dụng một chiếc máy khác kết nối với ổ cứng này, để nó trở thành ổ phụ và chạy Checkdisk thôi.

Lỗi không vào được mạng

Nếu như chúng ta rơi vào trường hợp mọi thiết bị khác đều kết nối được với mạng không dây mà riêng Macbook không kết nối được thì hãy kiểm tra xem máy tính của bạn đã bật kết nối mạng hay chưa nhé, rồi kiểm tra kỹ lại modem phát tín hiệu mạng.

Bên trên là những lỗi mà người dùng MacBook hay gặp và có thể sửa chữa tại nhà rất đơn giản. Còn khó khăn hơn hãy tìm hienlaptop.com để được tư vấn, lắp đặt sửa macbook hoặc bạn có thể sở hữu ngày một macbook giá rẻ tại hienlaptop.com luôn