Vì sao MacBook không nhận ổ cứng ngoài?

MacBook không nhận ổ cứng ngoài là một trong số những vấn đề mà người dùng hay gặp phải, dù khi dùng ổ cứng này cho laptop Windows vẫn hoạt động bình thường.  Nguyên nhân và cách khắc phục vấn đề này khi gặp phải là gì, hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết sau đây.

Nội dung

1. Nguyên nhân MacBook không nhận ổ cứng ngoài

  • MacBook không nhận ổ cứng ngoài do bị hỏng cáp đảm nhiệm chức năng kết nối giữa ổ cứng với main của MacBook.
  • Bị chết I/O điều khiển nằm ở trên main của máy tính MacBook.
  • Do ổ cứng bị hỏng.

2. Hướng dẫn 10 cách khắc phục đơn giản

2.1. Reset máy hoặc Reset máy với chế độ Safe Mode

Để khắc phục lỗi máy tính không nhận ổ cứng gắn ngoài, bạn có thể tiến hành Reset lại máy để khắc phục. Trong trường hợp đã thử Reset nhưng không được, hãy dùng Reset với chế độ Safe Mode.

Reset với chế độ Safe Mode

 2.2. Kiểm tra /Volumes/

Muốn sửa lỗi máy không nhận ổ cứng hãy thử kiểm tra thư mục Volumes. Lý do là vì mọi phân vùng kết nối và kích hoạt (Mount)  đều hiển thị ở trong thư mục này. Đầu tiên, hãy mở Finder, sau đó tại Menu Bar của màn hình MacBook, bạn chọn Go, rồi chọn Go to Folder và nhập vào /Volumes/ và kết thúc bằng Enter. Lúc này bạn sẽ được chuyển đến thư mục có chứa mọi ổ đĩa và phân vùng kết nối và kích hoạt.

Vào thư mục Volumes để tìm ổ đĩa

Tìm đến ổ đĩa và nhấp đúp chuột vào đó để thử kiểm tra kết nối. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn ổ đĩa đã kết nối sẽ hiển thị ở trên màn hình, thì tại Finder bạn nhấn đồng thời Command + dấu phẩy với mục đích xuất hiện Preferences, sau đó chọn General và bỏ chọn vào những mục mà bạn muốn hiển thị.

 

Bỏ dấu chọn vào những mục muốn hiển thị trên màn hình

2.3. Kiểm tra trong Disk Utility

Cách khắc phục lỗi MacBook nhận ổ cứng nhưng không hiển thị bằng việc thực hiện kiểm tra trong Disk Utility cũng được đánh giá là khá đơn giản. Bạn có thể làm theo hướng dẫn sau.

Truy cập vào Applications, sau đó chọn Utilities và cuối cùng là chọn Disk Utility. Trong trường hợp ổ đĩa xuất hiện nhưng không có kích hoạt, bạn chỉ cần nhấn chuột phải vào tên của ổ đĩa, sau đó chọn Mount để kích hoạt.

Nếu bạn không vào được đĩa, hãy chọn vào tên của ổ đĩa hoặc là phân vùng mà chưa vào được, sau đó chọn First Aid. Ngay tại thời điểm này Disk Utility sẽ tiến hành kiểm tra ổ đĩa, đồng thời sẽ tư vấn về phương án để sửa chữa.

Trường hợp ổ đĩa có xuất hiện, tuy nhiên không Mount được phân vùng, bạn hoàn toàn có thể phục hồi lại các dữ liệu nhờ vào công cụ như TestDisk hay PhotoRec. Nhưng nếu dữ liệu không quá quan trọng, thì chọn Erase, rồi tạo thêm phân vùng mới mà MacBook có hỗ trợ.

2.4. Chạy lại Launch Services Database

Lỗi không nhận ổ cứng vẫn có thể được khắc phục khi tiến hành rebuild lại cơ sở dữ liệu dịch vụ khởi chạy hay còn gọi là Launch Services Database. Để rebuild, bạn tải và cài đặt phần mềm OnyX cho Macbook. Sau đó, điền vào mật khẩu của tài khoản Admin để tiến hành việc thay đổi. Trong trường hợp bạn nhận được một yêu cầu xác thực về cấu trúc, chỉ cần chọn Continue.

Khi quá trình xác thực hoàn tất, hãy chọn tab Maintenance, rồi chọn Rebuilding. Hãy bỏ dấu chọn vào ô LaunchServices, những ô khác không cần chọn cũng được. Cuối cùng bạn chọn vào Run Tasks.

Khi quá trình chạy lại Launch Services Database hoàn tất, hãy thử khởi động lại và xem ổ cứng đã hoạt động hay chưa.

2.5. Kiểm tra cáp và cổng USB

Cáp và cổng USB sau khi đã sử dụng một thời gian có thể xảy ra hư hỏng. Lúc này bạn có thể thử kiểm tra để xem lỗi MacBook không nhận ổ cứng ngoài có đến từ hai nguyên nhân này không.

Nếu khi bạn cắm ổ đĩa mà máy không hề có phản hồi, thì hãy thử cắm sang một cổng USB khác. Lúc này, nếu máy nhận thì cái cổng USB lúc nãy thật sự có vấn đề. Trong trường hợp, thử sang cổng khác mà máy vẫn không nhận, hãy chuyển sang một sợi dây cáp khác.


2.6. Thử cắm sang máy tính khác

Nếu muốn biết lỗi có phải đến từ ổ cứng bị hư hỏng hay không, bạn có thể cắm cho một chiếc máy tính khác. Nếu như dùng cho máy tính windows bình thường, thì có thể là do ổ đĩa không tương thích với MacBook. Để khắc phục, bạn có thể tìm driver sử dụng cho thương hiệu và model của chiếc ổ cứng. Bạn chỉ cần tải driver về và cài đặt.


2.7. Nâng cấp macOS

Được xem là cách khắc phục lỗi MacBook không nhận ổ cứng ngoài đơn giản nhất. Bằng cách kiểm tra App Store, để xem các ứng dụng đã được cập nhật phiên bản mới nhất hay chưa. Đồng thời, trước khi tiến hành cập nhật nên thực hiện việc sao lưu dữ liệu hệ thống để bảo vệ dữ liệu.

2.8. Reset SMC và PRAM

Thực hiện việc Reset bộ điều khiển quản lý hệ thống (SMC) và thông số bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (PRAM) nếu nghi ngờ lỗi không nhận ổ cứng là do máy. Còn nếu lỗi là do USB thì Reset lại SMC sẽ rất hiệu quả.


2.9. Chạy trình kiểm tra phần cứng


Nguyên nhân máy không nhận ổ cứng là do MacBook của bạn có vấn đề. Lúc này hãy chạy trình kiểm tra phần cứng để biết được nguyên nhân là do đâu. Muốn sử dụng trình này, bạn cần phải tải và tạo một cái USB có khả năng boot.

2.10. Sử dụng lệnh fsck trong Single Mode

Bước 1: Nhấn đồng thời tổ hợp phím Command và S khi MacBook đang khởi động, để truy cập vào chế độ Single – User Mode.

Bước 2: Ở cửa sổ văn bản xuất hiện, hãy nhập vào lệnh /sbin/fsck –fy


Bước 3: Sau khi chạy xong lệnh, nếu nhận được thông báo “** The volume [name] appears to be OK” (có nghĩa là “dung lượng (tên ổ đĩa) ổn”). Điều này đồng nghĩa với MacBook của bạn hoạt động bình thường. Nhưng nếu là thông báo”***** FILE SYSTEM WAS MODIFIED *****” (nghĩa là “tệp tin hệ thống đã bị sửa đổi”). Điều này có nghĩa là MacBook có vấn đề và lệnh fsck đã phát hiện ra. Tốt nhất, nên chạy thêm lệnh này vài lần, để xem có còn lỗi gì nữa hay không.

Bước 4: Việc sửa các lỗi bằng lệnh fsck đã thực hiện hoàn tất, lúc này bạn cần phải nhập thêm một lệnh nữa là lệnh “reboot” ở ngay trên cửa sổ văn bản. Sau đó, hoàn tất bằng cách nhấn vào Enter. MacBook của bạn bây giờ sẽ tiến hành khởi động lại và bắt đầu hoạt động một cách bình thường.

Đây là toàn bộ thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục MacBook không nhận ổ cứng ngoài hữu ích dành cho người dùng MacBook hiện nay. Hy vọng rằng các bạn có thể áp dụng và tự mình khắc phục lỗi này, để việc dùng MacBook cho công việc, mục đích giải trí không bị gián đoạn. Ngoài ra, nếu theo như các hướng dẫn trên bạn vẫn không thể kết nối ổ cứng với MacBook được, bạn có thể đem máy đến Hiển Laptop để nhân viên kỹ thuật chúng tôi giải quyết vấn đề của bạn.

Thông tin và địa chỉ liên hệ với Hiển Laptop

Sau hơn nhiều năm nỗ lực và phát triển, trung tâm Hiển Laptop đã hoàn thiện các dịch vụ sử chữa laptop dell zin chất lượng cao. Mang đến cho khách hàng một dịch vụ uy tín – chất lượng – nhanh chóng.

Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tại Hiển Laptop chúng tôi. Mọi thông tin cần tư vấn và giải đáp về linh kiện laptop, hỗ trợ phần cứng, phần mềm,…

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: 80/1 Đường số 3, P9, Gò Vấp, HCM

Mã số thuế: 8159513539 – Số ĐKKD: 41M8030231

Phòng KD: 0902.95.25.87

Mobile : 0902.95.25.87 – 0902.95.25.87

Email: hienlaptop@gmail.com

Thời gian làm việc:

Hoạt động : 8h30 – 18h30 (Nghỉ trưa 12h – 13h30)
Chủ nhật: 10h – 16h (Nghỉ trưa 12h – 13h30)