Hướng dẫn cách reset Macbook về ban đầu

MacBook hoạt động chậm hoặc bạn muốn sang nhượng máy cho chủ mới thì đặt máy lại trạng thái ban đầu là việc nên làm. Nếu bạn chưa biết cách thực hiện như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết này. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách reset, cài đặt lại, khôi phục cài đặt gốc cho MacBook, áp dụng cho cả MacBook Air và MacBook Pro.

Nội dung

1. Những trường hợp phải Reset MacBook

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bạn phải khôi phục lại cài đặt gốc cho Macbook của mình.

  • Hệ điều hành mới không tương thích với ứng dụng của bạn.
  • Muốn lên để trải nghiệm sau đó lại quay về hệ điều hành ban đầu.
  • Hệ điều hành đang sử dụng bị những lỗi xung đột phần mềm.
  • Loại bỏ những ứng dụng và dữ liệu không thật sự cần thiết để tăng tốc Macbook và muốn cho máy sử dụng lại mượt mà trở lại.
  • Bạn đang cảm thấy máy chậm và muốn xoá đi toàn bộ nhằm cải thiện lại tốc độ của máy.

2. Những lưu ý trước khi bắt đầu Reset Mac

Trước khi ta bắt đầu cài lại Reset MacBook thì ta cần lưu ý một số điều:

Backup DỮ LIỆU.

Việc bạn reset lại MacBook Air hoặc MacBook Pro đồng nghĩa bạn sẽ xoá sạch toàn bộ chiếc máy của mình và đưa nó về với trạng thái ban đầu và bạn sẽ không còn bất kì ứng dụng hay dữ liệu nào trong máy cả. Chính vì thế bạn cần nên BACKUP lại toàn bộ DỮ LIỆU của mình trước khi reset lại máy.

Để có thể Backup dữ liệu bạn có thể đưa lên iCloud, Google Drive, OneDrive hoặc các loại ổ cứng ngoài.

Lưu ý: Hãy luôn cẩn thận và có trách nhiệm với dữ liệu của bạn!

Đăng xuất Tài khoản iCloud.

Để đăng xuất iCloud Hiển Laptop đã làm một bài viết hướng dẫn chi tiết tại đây các bạn có thể xem qua nhé.

Mạng WiFi

Việc Reset MacBook bằng Recovery đòi hỏi một mạng WiFi ổn định để tránh bị các lỗi trong quá trình cài đặt. Chính vì thế bạn nên lựa chọn một vị trí có WiFi ổn định hoặc có thể dùng LAN để đường truyền được tốt nhất nhé.

Luôn cắm sạc trong quá trình Reset MacBook

Vì quá trình cài đặt tương đối lâu nên bạn cần phải cắm sạc macbook trong suốt quá trình cài nhằm đảm bảo nguồn điện cho máy.

Tắt tính năng Secure Boot trên máy có chip T2

Các máy Mac từ năm 2018 trở về sau được trang bị chip Apple T2. Bạn cần tắt tính năng Secure Boot trên các máy Mac có chip T2 để việc Reset MacBook được trôi chảy và không gặp sự cố.

Lưu ý: bạn có thể không tắt Secure Boot vẫn được, nhưng Hiển Laptop khuyên bạn nên tắt Secure Boot để không xảy ra những lỗi không mong muốn. Bạn sẽ có thể cài đặt MacOS lại từ đầu bằng ổ cứng hoặc USB nếu quá trình Recovery bị lỗi.

Các bước tắt Secure Boot

  • Kiểm tra chắc chắn MacBook của bạn có sẵn hệ điều hành trên ổ cứng với ít nhất 1 User có quyền Admin (quản trị viên).

  • Shutdown máy và vào Recovery bằng cách khởi động và giữ tổ hợp phím Command + R.
  • Trong giao diện Recovery di chuyển chuột lên trên cùng giao diện và chọn thẻ Ultilities > Startup Security Ultility.

  • Hộp thoại Startup Security Utility hiện ra bạn chọn Enter macOS Password… Sau đó bạn tiến hành nhập mật khẩu của tài khoản Admin.

  • Giao diện Startup Security Utility hiện ra bạn chọn theo:
    •  Mục Secure Boot Stick vào No Security.
    • Phần External Boot stick vào Allow booting from external media.

Đã xong, bạn nhấn vào Logo Apple ở góc tay phải chọn Shutdown (hoặc Restart) để lưu.

3. Bắt đầu quá trình Reset MacBook

Để có thể Reset MacBook từ Recovery (cài lại bằng WiFi) sẽ có 2 lựa chọn:

  • Command + R: Sử dụng phím này nếu bạn muốn cài đặt phiên bản macOS mà bạn đang cài đặt trên máy Mac của mình (nó sẽ không cài đặt phiên bản mới hơn nếu bạn chưa nâng cấp).

> Có nghĩa là nếu như máy bạn đang chạy Hệ điều hành Big Sur 11.4 và bạn cài lại từ Command R thì lúc này phiên bản bạn cài lại vẫn sẽ là Big Sur 11.4.

  • Option + Command + R: Sử dụng phím này nếu bạn muốn nâng cấp lên phiên bản macOS mới nhất tương thích với máy Mac của mình.

> Có nghĩa là nếu như bạn đang chạy Hệ điều hành Big Sur 11.4 và bạn cài lại từ Option + Command + R thì hệ điều hành khi cài lại sẽ là phiên bản cao nhất Apple hỗ trợ cho máy của bạn lúc đó như là Big Sur 11.5 hoặc là Big Sur 11.6,..

Vậy nếu như muốn quay lại hệ điều hành ban đầu của máy khi xuất xưởng luôn thì thế nào?

Ở cái này bạn cần lưu ý nhé đối với những máy đời cũ như Mac 2015 trở xuống thì hệ điều hành ban đầu nó đã tương đối cũ như El Capital , Yosemite hoặc Sierra và khi cài lại bạn sẽ không thể lên hệ điều hành mới thông qua App Store được nữa mà chỉ cần cách là Boot bộ cài ngoài vô cài lại hoặc sử dụng Option + Command + R.

Cho nên nếu như bạn muốn cài phiên bản Hệ điều hành cụ thể nào thì bạn có thể cài thông qua Bộ cài cài ngoài. Để tạo Bộ cài ngoài và cài lại các bạn có thể tham khảo tại đây nha.

Bước 1: Tắt hết ứng dụng sau đó Restart máy.

Màn hình vừa tối bạn sẽ bấm giữ phím Command R hoặc Option Command R tuỳ bạn chọn.


Bước 2: Sau khi đã vào trong bạn sẽ click vào phần Disk Utility.


Bước 3: Sau khi đã vào bạn sẽ làm như trên hình để hiển thị toàn bộ ổ đĩa.

Vào Disk Ultility -> Show All Devices

Bước 4: Chọn vào Apple SSD… và nhấn Erase để bắt đầu tiến hành xoá ổ đĩa


Sau khi bấm Erase sẽ hiện ra bảng. Lúc này bạn sẽ cần lưu ý 2 thứ:

 

  • Tên ổ cứng bạn muốn đặt. Bình thường  Hiển Laptop sẽ để tên là Macintosh HD.
  • Định dạng ổ cứng: Bạn nên để là APFS là mặc định của Mac.

Sau khi đã xong bạn chỉ cần nhấn Erase.

Bước 5: Sau khi máy báo Done đã xoá xong thì bạn chỉ cần tắt Disk Utility ra thôi
(Bấm nút đỏ góc trái của bảng).

LƯU Ý: Ở ngay bước này nếu như bạn muốn quay lại HDH đi theo máy khi xuất xưởng thì bạn sẽ vào Logo Táo chọn Restart và tiếp tục bấm lại Command R nhé. Lúc này máy sẽ hiện ra quả cầu bạn chỉ việc nhập Pass WiFi vào rồi cho máy tự động chạy nhé. Khi vô lại bảng Recovery bạn cứ tiếp tục làm như các bước bên dưới.


Bước 6: Lúc này bạn sẽ nhấn vào mục Reinstall để bắt đầu cài lại HDH nha.


Bước 7: Chọn vào ổ đĩa của bạn và Continue. Lúc này bạn chỉ cần ngồi đợi đến khi máy chạy xong. Tốc độ nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào WiFi của bạn.

4. Set Up

Sau khi tiến hành Reset MacBook thành công thì bạn sẽ bắt đầu Set Up lại những thứ cần thiết cho chiếc máy của mình để có thể sử dụng.

Bước 1: Bạn chọn Vietnam và nhấn Continue


Bước 2: Sẽ xuất hiện cửa sổ Select Your Keyboard nghĩa là bạn chọn kiểu gõ của bàn phím. Bạn nên chọn ABC và nhấn Continue.

Bước 3: Bạn vào WiFi vào nhấn Continue


Bước 4: Bạn click chọn Don’t transfer any infomation now và nhấn Continue


Bước 5: Bạn có thể đăng nhập iCloud hoặc Set up later nếu bạn chưa muốn đăng nhập

Bước 6: Đặt tên và mật khẩu cho MacBook. Bạn có thể đặt Full Name, Account Name, mật khẩu tùy ý và nhấn Continue


Bước 7: Bước này bạn có thể click chọn tùy ý nếu bạn tạo Keychain iCloud giúp bảo mật tốt hơn thì chọn Set up iCloud Keychain nếu không thì chọn Set up later và nhấn Continue


Bước 8: Tùy chọn share thông tin thu thập cho Apple. Nên tắt


Bước 9: Set up dấu vân tay nếu như máy bạn có hỗ trợ

Bước 10: Bạn chọn tùy ý. Nếu muốn sao lưu và chia sẻ mọi dữ liều máy lên iCloud và nhấn Continue còn không thì bạn bỏ tick đi.

Bước 11: Bước này bạn nên tắt, bỏ tick hết . Bước này là bảo mật dữ liệu iCloud trên máy bạn phải nhớ mới vô được nếu mật khẩu thì không có cách nào lấy lại được dữ liệu.


Bước 12: Chờ mấy giây là hoàn tất cài MacBook.

5. Tóm lại

Hi vọng với những chia sẻ của chúng tôi về các thao tác Factory reset Macbook đầy đủ nhất cũng như cách cài đặt lại máy sau khi reset của chúng tôi đã giúp cho bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích để có thể dễ dàng thực hiện tại nhà mà không cần tới những đơn vị chuyên cài đặt bên ngoài.

Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào mục đích sử dụng của mình mà bạn nên tiến hành các thao tác khác nhau, bởi nếu không cẩn thận khi reset Macbook bạn sẽ bị mất hết dữ liệu quan trọng trong quá trình cài đặt. Hoặc nếu có thắc mắc gì có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm nhé.

Thông tin và địa chỉ liên hệ với Hiển Laptop

Sau hơn nhiều năm nỗ lực và phát triển, trung tâm Hiển Laptop đã hoàn thiện các dịch vụ sử chữa laptop dell zin chất lượng cao. Mang đến cho khách hàng một dịch vụ uy tín – chất lượng – nhanh chóng.

Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tại Hiển Laptop chúng tôi. Mọi thông tin cần tư vấn và giải đáp về linh kiện laptop, hỗ trợ phần cứng, phần mềm,…

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: 80/1 Đường số 3, P9, Gò Vấp, HCM

Mã số thuế: 8159513539 – Số ĐKKD: 41M8030231

Phòng KD: 0902.95.25.87

Mobile : 0902.95.25.87 – 0902.95.25.87

Email: hienlaptop@gmail.com

Thời gian làm việc:

Hoạt động : 8h30 – 18h30 (Nghỉ trưa 12h – 13h30)
Chủ nhật: 10h – 16h (Nghỉ trưa 12h – 13h30)
(Tất cả các ngày trong tuần, trừ ngày lễ, tết).