Cách xử lý Vỏ Laptop Bị Trầy Xước dễ dàng – Có nên dán vỏ Laptop không?

Vỏ laptop thường rất bền, nhưng theo thời gian sử dụng thì vỏ laptop sẽ bị bạc màu, trầy xước, xuất hiện những vết nứt nhỏ,… cho dù chúng ta đã cố gắng giữ gìn cũng là điều khó mà tránh khỏi.

Những trầy xước khiến cho chiếc laptop trở nên cũ kỹ và thiếu thẩm mỹ.

Nhiều bạn đang không biết cách xử lý vỏ laptop bị trầy, xước như nào? Hoặc đang phân vân không biết vỏ laptop bị trầy xước xấu quá nên thay mới hay dán lại thì tốt hơn.

Bài viết này, Hiển laptop sẽ giúp bạn có thêm một số phương pháp hữu ích trong việc xử lý vỏ laptop bị trầy xước dễ dàng tại nhà, và giải đáp câu hỏi có nên dán vỏ laptop hay không, để bạn đưa ra được những lựa chọn đúng đắn nhé.

Nội dung

Những nguyên nhân khiến Laptop bị trầy xước?

  • Qua nhiều năm sử dụng, vỏ laptop xuất hiện những vết trầy xước, vết bẩn không lau sạch, lớp sơn bị tróc do không thường xuyên vệ sinh máy khiến máy bị nóng.
  • Những va đập mạnh khiến vỏ laptop bị trầy xước, biến dạng
  • Những vật sắc nhọn tác động lên khiến vỏ laptop bị xước.

04 cách làm mờ vết xước trên vỏ Laptop dễ dàng.

Cách 1: Làm mờ vết xước trên vỏ Laptop bằng kem đánh răng

 


Bên cạnh việc bảo vệ răng miệng khỏi vi khuẩn, trong kem đánh răng chứa khá nhiều hoạt chất có thể đánh bật đi những vết ố trên quần áo, trị mụn hay thậm chí dễ dàng làm mờ những vết xước nhỏ trên vỏ laptop.

Dùng một lượng kem đánh răng vừa đủ lên bề mặt có vết xước. Sử dụng một miếng vải mềm xoa đều kem đánh răng lên đó và các vùng xung quanh.

Cuối cùng lau lại mặt vỏ laptop bằng một miếng vải mềm và ẩm khác.

Cách 2: Làm mờ vết xước trên vỏ laptop bằng Baking Soda

Baking Soda cũng được biết đến như một chất tẩy khá hữu hiệu để làm sạch. Cùng tham khảo các bước sau đây để trị những vết xước trên laptop nhé.

Bước 1: Trộn Baking Soda với nước theo tỉ lệ 2:1 và khuấy đều.
Bước 2: Sử dụng một miếng vải mềm thấm vào dung dịch rồi thoa đều lên những vết xước trên vỏ laptop.
Bước 3: Dùng một chiếc khăn mềm khác lau khô vỏ laptop.

 Cách 3: Sử dụng Vaseline để làm mờ xước trên vỏ laptop.

 


Một cách làm mờ xước trên vỏ laptop cũng khá đơn giản đó chính là sử dụng kem Vaseline.

Cũng tương tự như hai cách trên, bạn hãy lấy một lượng Vaseline vừa đủ để lau nhẹ trên phần bị xước của vỏ laptop. Sau đó lau lại thật sạch.

Cách 4: Thay vỏ Laptop mới

Trong trường hợp Laptop bị trầy xước quá nặng, thậm chí bị mẻ hay nứt vỡ, thì bạn nên thay vỏ mới cho Laptop để đảm bảo độ bền của máy và sử dụng lâu dài

Với các vết nứt vỡ, mình khuyên bạn không nên dính lại bằng keo 502 hay các loại keo khác, bởi chúng có thể ảnh hưởng đến khả năng tản nhiệt của máy

Có nên dán vỏ Laptop không?

Ưu điểm khi dán vỏ laptop:

  • Che khuất các vết trầy xước, bạc màu, …
  • Các mẫu dán đa dạng
  • Ưu điểm lớn nhất là rẻ hơn so với thay vỏ mới.

Nhược điểm khi dán vỏ:

  • Thay đổi ngoại hình ban đầu của Laptop
  • Nếu dán skin chất lượng thấp, khi bong ra có thể để lại vết keo rất mất thẩm mỹ

 

Vậy khi nào thì dán vỏ laptop để che đi vết trầy xước?

Lời khuyên của Hiển laptop đó là, bạn nên dán lại vỏ laptop để tiết kiệm chi phí nếu bạn đang khó khăn về tài chính.

Và bạn cũng phải chấp nhận rằng dán skin sẽ thay đổi ngoại hình chiếc Laptop của bạn.

Còn nếu có khả năng chi trả thì lựa chọn tối ưu nhất cho bạn chính là thay vỏ laptop mới. Đây là cách tốt nhất để lấy lại ngoại hình đẹp đẽ ban đầu của chiếc laptop.

Thông tin và địa chỉ liên hệ với Hiển Laptop

Sau hơn nhiều năm nỗ lực và phát triển, trung tâm Hiển Laptop đã hoàn thiện các dịch vụ sử chữa laptop dell zin chất lượng cao. Mang đến cho khách hàng một dịch vụ uy tín – chất lượng – nhanh chóng.

Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tại Hiển Laptop chúng tôi. Mọi thông tin cần tư vấn và giải đáp về linh kiện laptop, hỗ trợ phần cứng, phần mềm,…

Thông tin liên hệ
Email: hienlaptop@gmail.com
Liên Hệ: 0902.95.25.87 – 0902.95.25.87

Địa chỉ:
Địa chỉ: 80/1 Đường số 3, Phường 9, Quận Gò Vấp, TP.HCM
(308 Cây Trâm CŨ –  Nguyễn Văn Khối rẽ vào)
Thời gian làm việc:
Hoạt động : 8h30 – 18h30 (Nghỉ trưa 12h – 13h30)
Chủ nhật: 10h – 16h (Nghỉ trưa 12h – 13h30)
(Tất cả các ngày trong tuần, trừ ngày lễ, tết).