7 cách kiểm tra ổ cứng hiệu quả giúp khám sức khỏe định kỳ của ổ cứng

Ổ cứng là nơi lưu trữ dữ liệu của máy tính. Để đánh giá được độ bền và trạng thái hoạt động, chúng ta sẽ sử dụng hệ thống SMART (Self-Monitoring, Analysis, and Reporting Technology). Tuy nhiên, Windows không cho phép người dùng có thể dễ dàng tìm cũng như hiểu được thông số quan trọng này.

Vì thế, Hiển Laptop sẽ giới thiệu cho bạn những cách sau đây để kiểm tra ổ cứng, đánh giá tình trạng hoạt động hiện tại của ổ cứng trên máy tính đang sử dụng. Từ đó sớm phát hiện những bất ổn để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh tình trạng ổ cứng hỏng, mất dữ liệu.

Nội dung

1. Tối ưu hóa và chống phân mảnh trong Windows 10

Các ổ cứng SATA truyền thống đã dần bị những ổ SSD nhanh hơn nhiều “soán ngôi”, nhưng chúng vẫn rất phổ biến và là một cách với chi phí hợp lý để lưu trữ những thứ như hình ảnh, video và các loại file không quá nặng khác. SSD hoạt động hơi khác một chút và mặc dù chúng không bao giờ cần chống phân mảnh (vì việc phân mảnh liên quan đến nơi dữ liệu được lưu trữ trên ổ và đó không phải là một yếu tố cần quan tâm trên SSD), nhưng đôi khi chúng cần được tối ưu hóa.

Hãy tối ưu hóa và chống phân mảnh ổ!

Nếu bạn cảm thấy ổ cứng không phải SSD của mình bị chậm, thì bạn nên kiểm tra xem nó bị phân mảnh ra sao. Bạn có thể thực hiện việc này bằng cách sử dụng công cụ chống phân mảnh được tích hợp trong Windows 10 (nhập defrag vào menu Start, rồi truy cập vào Defragment and Optimise Drives), sau đó chọn ổ và nhấp vào Analyse. Nếu việc phân mảnh được phát hiện, hãy nhấp vào Optimise (trước đây được gọi là Defrag) cho ổ đó.

Bài viết thực sự thấy rằng ứng dụng miễn phí Defraggler thực hiện công việc phát hiện và giảm phân mảnh tốt hơn, nhưng không phải ai cũng muốn cài đặt các ứng dụng bổ sung khi có chức năng tương tự được tích hợp ngay trong hệ điều hành.

Bạn cũng có thể tối ưu hóa SSD của mình trên công cụ chống phân mảnh và tối ưu hóa Windows 10, mặc dù Windows 10 sẽ tự động xử lý quá trình này.

2. Sử dụng công cụ của nhà sản xuất HDD

Hầu hết các nhà sản xuất ổ cứng lớn đều cung cấp những công cụ mạnh mẽ miễn phí để theo dõi sức khỏe và hiệu suất của ổ cứng. Bước đầu tiên để biết nên sử dụng cái nào, dĩ nhiên, là tìm nhà sản xuất ổ cứng.

Hầu hết các nhà sản xuất lớn đều cung cấp những công cụ để theo dõi sức khỏe ổ cứng

Nếu đã biết nhà sản xuất ổ cứng, bạn có thể bỏ qua phần này. Còn nếu chưa, hãy bấm phím Win, nhập device manager và bấm vào nó khi nó xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.

Trong Device Manager, hãy mở khóa tùy chọn Disk drives và ghi chú số model của ổ cứng. Tiếp theo, nhập số model vào Google để hiển thị kết quả sẽ hiển thị cho bạn tên nhà sản xuất ổ cứng.

Ghi chú số model của ổ cứng

Sau đó, hãy truy cập trang hỗ trợ của nhà sản xuất và tìm kiếm tiện ích ổ cứng của họ. Sau đây là các liên kết đến những trang tải xuống có liên quan của một số thương hiệu ổ cứng lớn nhất:

  • Western Digital
  • Seagate
  • Samsung
  • Adata

Mỗi công cụ này hoạt động khác nhau một chút, nhưng quan trọng nhất là mỗi tùy chọn đều có các tính năng chẩn đoán, cho phép bạn kiểm tra sức khỏe ổ cứng.

3. Cách kiểm tra ổ cứng bằng lệnh CMD

Nếu như bạn không muốn phải cài đặt bất cứ phần mềm nào, quá trình kiểm tra diễn ra nhanh chóng thì có thể thông qua dòng lệnh Command Prompt.

Bước 1:

Trước hết bạn hãy nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở cửa sổ Run. Tiếp theo, bạn nhập từ khóa cmd rồi nhấn OK để mở cửa sổ Command Prompt.

Bước 2:

Tại cửa sổ Command Prompt, bạn gõ lệnh wmic rồi nhấn Enter. Tiếp gõ lệnh diskdrive get status và cũng nhấn Enter. Nếu bạn thấy xuất hiện dòng OK nghĩa là ổ cứng đang hoạt động tốt. Nếu không xuất hiện OK, vậy thì ổ cứng của bạn đang gặp vấn đề và cần được kiểm tra để phát hiện ra lỗi.

4. Cách kiểm tra ổ đĩa bằng công cụ có sẵn trên Windows

Chạy công cụ Check Disk từ desktop trong Windows thật dễ dàng. Trong File Explorer, bấm chuột phải vào ổ đĩa bạn muốn kiểm tra, rồi chọn “Properties”.

Trong cửa sổ Properties, chuyển sang tab “Tools” và sau đó nhấp vào nút “Check”. Trong Windows 7, nút được đặt tên là “Check now”.

Trong Windows 7, khi bạn nhấp vào nút “Check now”, bạn sẽ thấy hộp thoại cho phép bạn chọn một vài tùy chọn bổ sung, cụ thể là bạn có muốn tự động sửa lỗi hệ thống file và quét tìm các bad sector hay không. Nếu bạn muốn thực hiện việc kiểm tra ổ đĩa toàn diện nhất, hãy tiếp tục và chọn cả hai tùy chọn và sau đó nhấp vào “Start”. Chỉ cần lưu ý rằng nếu bạn thêm quét sector vào danh sách kết hợp, việc kiểm tra ổ đĩa có thể mất nhiều thời gian. Đó có thể là điều bạn muốn làm khi không cần sử dụng máy tính trong vài giờ.

Nếu bạn chọn sửa lỗi hệ thống file hoặc quét các bad sector, Windows sẽ không thể thực hiện quét trong khi ổ đĩa đang được sử dụng. Nếu điều đó xảy ra, bạn sẽ có tùy chọn hủy quá trình quét hoặc lên lịch kiểm tra ổ đĩa vào lần tiếp theo bạn khởi động lại Windows.

5. Sử dụng phần mềm CrystalDiskInfo để kiểm tra ổ cứng

Nếu như bạn vẫn chưa thấy hiệu quả kiểm tra khi sử dụng hai phương án trên, thì có thể sử dụng các công cụ kiểm tra sức khỏe ổ cứng như CrystalDiskInfo chẳng hạn.

Bước 1: Tải file cài đặt

Bước 2: Sau khi tải về, giải nén và chạy file setup

Chọn I aceept the agreement > Next

Bước 3: Chọn thư lục để lưu các file của phần mềm

 

Sau đó bấm Install để cài đặt

Sau khi cài đặt xong, giao diện chính của phần mềm như sau:

6. Cách kiểm tra tuổi thọ ổ cứng SSD trên Mac OS

Tuổi thọ của ổ cứng SSD là con số hữu hạn với chu kỳ dữ liệu nhất định, từ 10.000 trở lên. Số chu kỳ ghi dữ liệu của ổ cứng SSD khoảng vài nghìn, nhưng cũng không phải là vấn đề khiến bạn đáng lo. Chẳng hạn mỗi ngày chúng ta sẽ ghi khoảng 100GB dữ liệu, thì sau 10.0000 ngày chúng ta mới chỉ ghi được 1PB dữ liệu vào ổ SSD mà thôi. Và để kiểm tra dung lượng đã ghi vào ổ SSD cũng rất đơn giản.

Để kiểm tra lượng dữ liệu đã ghi trên SSD của máy Mac chúng ta sẽ sử dụng lệnh Terminal.

Trước hết, bạn mở Terminal trên máy và nhâp dòng lệnh diskutil list. Trong danh sách mới xuất hiện sẽ gồm các ổ đĩa và đĩa ảo. Chúng ta cần tìm tới ổ đĩa cứng thực. Trong ví dụ sẽ là disk0.

Tiếp đến, chúng ta nhập dòng lệnh iostat -Id disk0. Tùy theo số thứ tự của ổ đĩa trên máy mà phần disk0 có thể thay thế bằng ký hiệu khác.

Trong hình bên dưới, chúng ta sẽ nhìn thấy các ký hiệu gồm:

KB/t = kilobyte/truyền tải.
xfrs = số lần truyền tải.
MB = số megabyte đã được truyền tải.
Phần MB = thể hiện dung lượng dữ liệu đã được ghi trên ổ đĩa. Và ở đây là 1.076.395,35MB dung lượng dữ liệu đã ghi vào chiếc ổ SSD, khoảng hơn 1TB dữ liệu.

7. Kiểm tra tuổi thọ trên ổ SSD Windows

Cũng giống như việc kiểm tra sức khỏe ổ cứng mà chúng tôi đã giới thiệu bên trên, để kiểm tra tuổi thọ và lượng dữ liệu đã ghi trên ổ SSD Windows thì chúng ta cũng có thể sử dụng phần mềm CrystalDiskInfo.

Như vậy chúng ta đã hoàn thành xong các bước kiểm tra lượng dung lượng đã ghi vào trong ổ SSD, cũng như kiểm tra tuổi thọ của ổ. Ổ SSD được nhiều người lựa chọn để lưu trữ dữ liệu so với việc dùng ổ HDD.

Xem thêm =>>Thay ổ cứng laptop lấy liền

Thông tin và địa chỉ liên hệ với Hiển Laptop

Sau hơn nhiều năm nỗ lực và phát triển, trung tâm Hiển Laptop đã hoàn thiện các dịch vụ sử chữa laptop dell zin chất lượng cao. Mang đến cho khách hàng một dịch vụ uy tín – chất lượng – nhanh chóng.

Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tại Hiển Laptop chúng tôi. Mọi thông tin cần tư vấn và giải đáp về linh kiện laptop, hỗ trợ phần cứng, phần mềm,…

Thông tin liên hệ
Email: hienlaptop@gmail.com
Liên Hệ: 0902.95.25.87 – 0902.95.25.87

Địa chỉ:
Địa chỉ: 80/1 Đường số 3, Phường 9, Quận Gò Vấp, TP.HCM
(308 Cây Trâm CŨ –  Nguyễn Văn Khối rẽ vào)
Thời gian làm việc:
Hoạt động : 8h30 – 18h30 (Nghỉ trưa 12h – 13h30)
Chủ nhật: 10h – 16h (Nghỉ trưa 12h – 13h30)
(Tất cả các ngày trong tuần, trừ ngày lễ, tết).